Cộng hòa Minrussiya - Минрусская Рипäплиск
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Cộng hòa Minrussiya - Минрусская Рипäплиск

Cộng hòa nhỏ nhất thế giới
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Laika - Anh hùng mở đường cho công nghệ vũ trụ của Tổ quốc Xô Viết

Go down 
Tác giảThông điệp
Presidansk
Administrator
Presidansk


Tổng số bài gửi : 169
Points : 502
Join date : 08/12/2009
Age : 29
Đến từ : Российская Федерация

Laika - Anh hùng mở đường cho công nghệ vũ trụ của Tổ quốc Xô Viết Empty
Bài gửiTiêu đề: Laika - Anh hùng mở đường cho công nghệ vũ trụ của Tổ quốc Xô Viết   Laika - Anh hùng mở đường cho công nghệ vũ trụ của Tổ quốc Xô Viết Icon_minitimeMon Feb 08, 2010 8:48 am

Laika (Tiếng Nga: Лайка) là một con chó Nga, sinh vật có vú đầu tiên bay vào quỹ đạo trái đất và cũng là sinh vật đầu tiên hy sinh trên quỹ đạo. Thời điểm con tàu chở Laika vào quỹ đạo, khi đó các nhà khoa học còn rất mơ hồ về tác động của chuyến bay ngoài không gian tới sinh vật sống. Một số nhà khoa học tin rằng con người có thể sống sót và chịu đựng được các điều kiện ngoài không gian. Vì vậy, một vài kĩ sư đã xem việc sử dụng động vật cho chuyến bay thử nghiệm trước khi thực hiện sứ mệnh bay của loài người là cần thiết. Hoa Kỳ sử dụng tinh tinh cho chuyến bay thử nghiệm trong khi Xô Viết quyết định sử dụng chó. Laika, tên gốc tiếng Nga Kudryavka, đã trải qua khóa huấn luyện với hai chú chó và đã được chọn đưa lên tàu Sputnik 2 và bay lên quỹ đạo ngày 3 tháng 11 năm 1957.

Laika qua đời vài giờ sau khi tàu vũ trụ rời bệ phóng, cái chết được dự đoán là do tình trạng căng thẳng và nhiệt độ tăng cao, nguyên nhân được cho là lỗi chức năng của hệ thống kiểm soát nhiệt. Nguyên nhân cái chết của Laika không được công khai với dư luận cho tới tận năm 2002; thay vào đó Laika được đưa tin là đã sống được vài ngày trong không gian. Tuy nhiên, thử nghiệm này đã chứng minh là con người có thể chịu đựng được khi phóng lên vũ trụ và chịu đựng được tình trạng không trọng lượng. Nó đã mở đường cho những chuyến bay của con người vào không gian và cung cấp cho các nhà khoa học một số dữ liệu ban đầu về việc làm thế nào các cơ quan nội tạng sống phản ứng với môi trường ngoài không gian. Vào ngày 11 tháng 4 năm 2008, các nhà chức trách Nga đã khai trương một công trình tưởng niệm Laika. Một công trình nhỏ xây dựng gần khu nghiên cứu quân sự tại Moscow, nơi đã chuẩn bị cho chuyến bay của Laika.

Nguyên nhân của chuyến bay của Laika

Ngay sau thành công của Sputnik-1, Nikita Khrushchev, lãnh đạo Liên Xô thời đó đã gợi ý rằng cần phải phóng thêm tàu Sputnik khác để đánh dấu 40 năm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại sẽ được tổ chức vào ngày 7/11/1957.n Nhóm thiết kế của Sergei Korolev, người sáng lập chương trình không gian Xôviết chỉ còn chưa đầy 4 tuần để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này. Trước đó, nhằm mục đích cho việc đưa người lên vũ trụ, các nhà khoa học Liên Xô đã nghiên cứu và sau nhiều lần cân nhắc, chó được xem là đối tượng thử nghiệm thích hợp nhất vì chúng có khả năng tồn tại tương tự như con người. Và ngay lập tức một đội “phi hành gia” chó đã được bí mật thành lập. Theo thiết kế, Sputnik-2 có tổng trọng lượng 508,3 kg, khoang lái của tàu được gắn các cảm biến dùng để đo áp suất và nhiệt độ xung quanh, cũng như huyết áp, nhịp tim, nhịp thở của phi hành gia.

Việc Laika trở thành phi hành gia cũng thật ngẫu nhiên. Sau khi bị đội thu gom động vật hoang bắt giữ, không biết có phải do thấy Laika có những tố chất cần thiết của một "phi hành gia" hay không mà các nhà khoa học lựa chọn nó. Và thế là Laika, 3 tuổi, nặng 16 kg bỗng nhiên trở thành 1 trong 3 “phi hành gia” bí mật của Liên Xô: Laika, Albina và Mushka.

Laika tên thật là Kudryavka (Little Curly). Nhưng do cái tên này hơi khó đọc, nên các nhà khoa học Liên Xô gọi là Laika (Barker), bởi ở Liên Xô, giống chó Eskimo thường được gọi chung là Laika.

Để trở thành phi hành gia thực thụ, Laika cùng với các “đồng nghiệp” khác đã phải trải qua những cuộc thử nghiệm và tập luyện gắt gao. Nhằm quen dần với việc sống trong khoang lái chật hẹp của tàu Sputnik-2, các con chó này đã bị nhốt liên tục trong những chiếc lồng chật hẹp trong khoảng từ 15 - 20 ngày. Chúng còn phải làm quen với việc mang quần áo đặc biệt cũng như tập dùng những loại thức ăn đóng hộp ở dạng lỏng. Để quen với những rung động mạnh và tiếng gầm rú của động cơ phản lực, chúng phải thường xuyên luyện tập với máy ly tâm mô phỏng quá trình tăng tốc của tên lửa đẩy, cũng như thiết bị mô phỏng tình trạng không trọng lực. Sau mỗi lần luyện tập, nhịp tim của chúng đều tăng gấp đôi. Kết thúc khóa huấn luyện, chó Albina được chuyển sang bộ phận thử nghiệm sức chịu đựng của cơ thể sống trong điều kiện gia tốc cực lớn khi tên lửa đẩy khởi hành; chó Mushka được chuyển sang làm ở bộ phận thử nghiệm các thiết bị cứu hộ và khoang đổ bộ của tàu vũ trụ. Riêng Laika được sử dụng để nghiên cứu sức chịu đựng của cơ thể sống trong điều kiện không trọng lực. Và chính nhiệm vụ này đã giúp Laika trở thành sinh vật sống đầu tiên bay vào vũ trụ.

Chuyến bay cảm tử

Ngay trước thời điểm phóng tàu, Laika được tắm rửa sạch sẽ bằng dung dịch pha cồn, lông được chải chuốt cẩn thận, và thuốc iốt được bôi vào những vị trí gắn các thiết bị cảm biến theo dõi chức năng cơ thể và được đưa vào khoang lái tàu Sputnik-2. Tất cả đã sẵn sàng. Ngày 3/11/1957, tại sân bay vũ trụ Baikonur, Sputnik-2 được phóng lên quỹ đạo trái đất, mang theo Laika. Theo các tín hiệu thu được từ các thiết bị cảm biến gắn trên thân thì trong quá trình phóng tàu, nhịp tim của Laika tăng cao gấp 3 lần bình thường. Sau khi tàu đạt đến trạng thái không trọng lực thì nhịp tim của Laika lại bắt đầu giảm mạnh. Ngay ngày hôm đó, Đài Phát thanh Moskva cho phát đi thông tin rằng những tín hiệu từ Sputnik-2 cho thấy: hoạt động của các thiết bị khoa học vẫn diễn ra bình thường và Laika vẫn sống. 6 ngày sau đó, trái đất hoàn toàn mất liên lạc với tàu Sputnik-2. Các thông tin do Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Liên Xô cung cấp vào thời điểm đó cho thấy Laika đã sống tới ngày thứ 4 của chuyến du hành. Không lâu sau khi Sputnik-2 được phóng đi, các nhà khoa học Liên Xô đã phải thừa nhận rằng do các thiết bị đổ bộ chưa kịp hoàn thiện nên tàu Sputnik-2 đã được xác định là sẽ thực hiện chuyến bay thử nghiệm cảm tử, một đi không trở lại. Hơn nữa, lượng thức ăn và ôxy chỉ đủ cho Laika dùng 10 ngày, trong khi sứ mệnh của Sputnik-2 sẽ kéo dài tới tháng 4/1958.

Điều đó có nghĩa là số phận của Laika đã được định đoạt ngay từ đầu, nó sẽ chết và bị thiêu cháy cùng với con tàu khi quay trở lại bầu khí quyển trái đất. Tuyên bố này đã gây sửng sốt cho không ít người và làm dấy lên làn sóng phản đối hành vi ngược đãi động vật. Hiệp hội Bảo vệ Chó Quốc gia của Anh kêu gọi những người nuôi chó hãy dành một phút mặc niệm Laika. Sau 163 ngày bay liên tục 2.570 vòng quanh quỹ đạo trái đất ở điểm gần nhất là 225km và xa nhất là 1.671km với vận tốc 28.968km/giờ, ngày 14/4/1958, Sputnik-2 mang theo xác Laika đã rực cháy trên đường trở về trái đất, kết thúc xuất sắc sứ mạng tiên phong của mình.

Sự thật về cái chết của Laika

Phải tới cuối tháng 10/2002, tức đúng 45 năm sau ngày Laika được phóng vào vũ trụ, tại Hội nghị Không gian vũ trụ Thế giới được tổ chức tại Mỹ, sự thật về cái chết của Laika mới được tiết lộ. Báo cáo của Tiến sĩ Dimitri Malashenkov thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề sinh học ở Moskva đã giúp chấm dứt những suy đoán kéo dài hàng thập kỷ về cái chết của Laika. Theo đó, những cảm biến gắn trên người Laika ghi nhận rằng ngay sau khi khoang lái đạt vận tốc gần 28.968km/giờ, nhịp tim của Laika đã tăng gấp 3 lần bình thường do nóng, sợ hãi và căng thẳng. Sau từ 5 - 7 giờ trên quỹ đạo (tức là sau khoảng 4 vòng bay quanh trái đất), trạm kiểm soát mặt đất không nhận được thêm bất cứ một tín hiệu sống nào của Laika.

Về nguyên nhân gây ra cái chết của Laika, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề sinh học đều nhất trí rằng Laika đã chết do hoảng sợ quá độ khi Sputnik-2 ở vào tình trạng không trọng lực, và trục trặc của hệ thống điều hòa đã khiến nhiệt độ khoang lái tăng cao quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể sống.

Vinh danh

Laika - Anh hùng mở đường cho công nghệ vũ trụ của Tổ quốc Xô Viết 8278134a87675dca17c
Tượng đài chú chó Laika

Mặc dù không có cơ hội sống sót trở về, nhưng sự hy sinh của Laika không hề uổng phí bởi nó đã giúp chứng tỏ một điều: sinh vật sống có thể tồn tại trong tình trạng không trọng lực ngoài không gian. Chuyến bay của Laika đã mở đường cho việc chuẩn bị phóng tàu có người lái không lâu sau đó, cũng như đem lại cho các nhà khoa học những số liệu đầu tiên về việc các sinh vật sống phản ứng như thế nào trong môi trường vũ trụ. Rút kinh nghiệm từ Sputnik-2, ngày 12/4/1961, Liên Xô phóng thành công tàu Vostok-1 (Phương Đông 1) đưa Yuri Gagarin - phi công vũ trụ đầu tiên của loài người lên quỹ đạo.

Để tưởng nhớ Laika, nhiều nước đã phát hành những bộ tem kỷ niệm và bưu thiếp có hình con vật đáng yêu này. Các hãng sản xuất chocolate, thuốc lá... cũng lấy tên là Laika. Các ban nhạc lấy cảm hứng từ Laika cũng lần lượt ra đời: Laika, Laika Dog, Laika and the Cosmonauts... Trong suốt nửa thế kỷ qua, Laika trở thành đề tài của rất nhiều tiểu thuyết, phim truyện, bài hát...
Về Đầu Trang Go down
https://minrussiya.forumvi.net
 
Laika - Anh hùng mở đường cho công nghệ vũ trụ của Tổ quốc Xô Viết
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Công quốc Kievan Rus' - tiền thân của Đế chế Nga rộng lớn.
» Đài kỷ niệm những chiến sĩ anh hùng bảo vệ Leningrad
» Liên bang Xô Viết
» Cổng chiến thắng Moskva
» Пельмени - một món ăn Nga gần giống há cảo Việt Nam...

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cộng hòa Minrussiya - Минрусская Рипäплиск :: Nước Nga :: Lịch sử Nga :: Nhân vật lịch sử Nga-
Chuyển đến