Cộng hòa Minrussiya - Минрусская Рипäплиск
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Cộng hòa Minrussiya - Минрусская Рипäплиск

Cộng hòa nhỏ nhất thế giới
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Trang phục Nga sau cải cách của Peter Đại Đế.

Go down 
Tác giảThông điệp
Presidansk
Administrator
Presidansk


Tổng số bài gửi : 169
Points : 502
Join date : 08/12/2009
Age : 29
Đến từ : Российская Федерация

Trang phục Nga sau cải cách của Peter Đại Đế. Empty
Bài gửiTiêu đề: Trang phục Nga sau cải cách của Peter Đại Đế.   Trang phục Nga sau cải cách của Peter Đại Đế. Icon_minitimeThu Dec 10, 2009 8:12 pm

Vậy là, sau các cải cách của Peter Đại đế thì trang phục của giới quý tộc và thị dân Nga thay đối theo chiều hướng Âu hoá. Cùng với bộ trang phục, các quan điểm thẩm mỹ và hình dung về vẻ đẹp của con người cũng thay đổi. Mà như trên đã nói, bộ trang phục truyền thống Nga đã nhiều thế kỷ không hề thay đổi nhiều, do đã đạt đến sự kết hợp hài hoà cả hai chức năng quan trọng nhất của trang phục: chức năng thực tiễn và chức năng thẩm mỹ. Cho nên, dù giới quý tộc và thị dân Nga có chạy theo mốt châu Âu bao nhiêu đi nữa, bộ trang phục truyền thống Nga vẫn được tầng lớp nông dân gìn giữ, phát triển và sử dụng. Từ đây trở đi nông dân Nga đã trở thành những người gìn giữ quan niệm về vẻ đẹp lý tưởng, thể hiện trong bộ trang phục truyền thống Nga. Dáng trang phục thẳng hoặc hình thang, những kiểu cách truyền thống cơ bản, những chi tiết trang trí và màu sắc được ưa chuộng của hoa văn, các phụ kiện đi theo bộ trang phục từ thời nước Nga cổ vẫn phổ biến rộng rãi trong tầng lớp nông dân cho đến tận thế kỷ XVIII — XIX.

Tuy nhiên, cho đến nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX bộ trang phục truyền thống vốn được giữ gìn trong nông dân Nga cũng bắt đầu thay đổi, chịu ảnh hưởng của trào lưu chung. Cái thay đổi đầu tiên là chất liệu vải, các mẫu trang trí, mũ khăn đội đầu, giày dép và sau cùng mới là kiểu dáng của trang phục.

Tính chất chung của bộ trang phục truyền thống Nga đã hình thành trong cả một quá trình phát triển qua nhiều thế hệ, định hình hoàn toàn thích hợp với vẻ ngoài, hoàn cảnh sống và tính chất công việc của nhân dân.

Các điều kiện lịch sử, bắt đầu từ thế kỷ XII — XIII, đã có ảnh hưởng phải nói là quyết định đến kiểu dáng của bộ trang phục này tại miền Bắc và miền Nam. Vào thế kỷ XIII — XV, tại các tỉnh miền Bắc như Vologda, Arkhangelsk, Veliky Ustiug, Novgorod, Vladimir và nhiều nơi khác, đã không hề phải chịu những cuộc tấn công và cướp bóc của dân du mục từ phương Nam, nên các ngành nghề thủ công mỹ nghệ phát triển rực rỡ, thương mại phát triển, lại xa các trung tâm công nghiệp lớn, nên trong bộ trang phục truyền thống Nga tại các vùng nông thôn miền Bắc này phần lớn các nét cổ xưa, nguyên thuỷ được gìn giữ hầu như trọn vẹn. Trong khi đó tại các vùng miền Nam như Riazan, Tula, Tambov, Voronezh, Penza, Oriol, Kursk, Kaluga...) bộ trang phục Nga trở nên phong phú hơn về kiểu dáng. Dân vùng này phải chạy giặc nhiều lần, và cũng do giao lưu với các dân tộc láng giềng như Belorus, Ukraina... nên bộ trang phục của họ thay đổi nhanh hơn, và đa dạng hơn.

Bên cạnh những đặc điểm lớn làm nên sự khác biệt của bộ trang phục của dân miền Nam và miền Bắc, còn có những đặc điểm riêng, tạo nên tính chất riêng biệt và độc đáo của bộ trang phục từng tỉnh, từng vùng và thậm chí từng làng. Trong dân gian, người ta phân biệt trang phục theo công dụng (mặc thường ngày, mặc ngày lễ, đám cưới và đám tang), theo lứa tuổi, theo hoàn cảnh gia đình. Các đặc điểm để phân biệt thường không phải là kiểu dáng, mà là màu sắc và số lượng hoa văn trang trí, và chất liệu vải. Bộ trang phục đẹp nhất là trang phục ngày lễ, màu đỏ và trang trí hoa văn cũng đỏ. Các khái niệm “đỏ” và “đẹp” trong cách hiểu dân gian Nga là đồng nghĩa.

Trang phục Nga sau cải cách của Peter Đại Đế. 2550_tpnga_6_hoavan
Một mẫu hoa văn truyền thống Nga

Chất liệu vải, màu sắc và hoa văn

Chất liệu phổ biến được dùng để may bộ trang phục truyền thống của nông dân Nga là vải thô tự dệt, và từ giữa thế kỷ XIX – các loại vải dệt máy bao gồm lụa, vải láng, vải điều, vải hoa, satanh, vải len kasơmia,
và đặc biệt là gấm, với các hoa văn lộng lẫy hình chùm quả, bó hoa.

Đặc điểm nổi bật nhất của vải thô tự dệt là các hoa văn trang trí dệt chìm, thêu và đáp nổi. Các hoa văn kẻ rất đa dạng về hình dáng và màu sắc. Kỹ thuật dệt hoa văn chìm, và thêu theo sợi vải cho những hoa văn hình học thẳng, không có các đường cong. Những chi tiết thường gặp nhất trong hoa văn trang trí là hình trám, hình chữ thập xiên, sao tám cánh, hoa thị, hình tháp, cây thông, cây bụi, các hình nhân cách điệu, trong đó có hình phụ nữ, chim, ngựa, hươu.

Các hoa văn trang trí dệt chìm trên vải lanh, vải gai, lụa và len được nhuộm màu bằng các chất nhuộm có trong thiên nhiên, nên cho các sắc độ trầm. Các gam mầu khá phong phú: trắng, đỏ, xanh da trời, đen, nâu, cam, xanh lá. Các hoa văn sắc độ phong phú thường được thực hiện trên nền trắng, đỏ và xanh trời (hoặc đen).

Từ giữa thế kỷ XIX các loại vải dệt thủ công dần dần ít đi, nhường chỗ cho các loại vải dệt máy, với các hoa văn hoa, kẻ và sọc rất phong phú.

Trên các tác phẩm hội hoạ của các hoạ sĩ thời đó như Arkhipov, Kustodiev, Maliavin... ta có thể thấy các bộ trang phục truyền thống Nga với hình hoa dại và lá xanh rực rỡ trên nền đen hoặc nền đỏ.

Trang phục Nga sau cải cách của Peter Đại Đế. Image001
Trên bức tranh "Cắt cỏ" này (Kustodiev - 1917) ta có thể thấy các thôn nữ Nga mặc trang phục truyền thống đang làm việc
Về Đầu Trang Go down
https://minrussiya.forumvi.net
 
Trang phục Nga sau cải cách của Peter Đại Đế.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cải cách của Peter Đại Đế về trang phục truyền thống Nga
» Các kiểu dáng trang phục chính
» Nghĩa trang Piskariovskoye
» Tượng Vua Thợ mộc - về Peter Đại Đế.
» Cách thưởng thức vodka

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cộng hòa Minrussiya - Минрусская Рипäплиск :: Nước Nga :: Văn hóa Nga :: Trang phục Nga-
Chuyển đến