Cộng hòa Minrussiya - Минрусская Рипäплиск
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Cộng hòa Minrussiya - Минрусская Рипäплиск

Cộng hòa nhỏ nhất thế giới
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Cải cách của Peter Đại Đế về trang phục truyền thống Nga

Go down 
Tác giảThông điệp
Presidansk
Administrator
Presidansk


Tổng số bài gửi : 169
Points : 502
Join date : 08/12/2009
Age : 29
Đến từ : Российская Федерация

Cải cách của Peter Đại Đế về trang phục truyền thống Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Cải cách của Peter Đại Đế về trang phục truyền thống Nga   Cải cách của Peter Đại Đế về trang phục truyền thống Nga Icon_minitimeThu Dec 10, 2009 8:03 pm

Trước các cải cách do Petr Đại đế tiến hành, trang phục phụ nữ và nam giới Nga trên thực tế không khác biệt nhau nhiều về kiểu dáng, và truyền thống đó đã kéo dài nhiều thế kỷ.

Những cố gắng đầu tiên để thay đổi bộ trang phục truyền thống Nga được thực hiện vào cuối thế kỷ XVII. Và ngay lập tức, Sa hoàng Alexei Mikhailovich buộc phải ra lệnh cấm du nhập các thói quen ngoại lai và mặc trang phục “may theo kiểu nước ngoài”. Thế nhưng lệnh vua chẳng có mấy hiệu lực: khi các quan hệ giao thương và ngoại giao với các nước Tây Âu vừa mới phát triển, lập tức người ta hiểu ngay cái vẻ xấu xí và bất tiện của bộ trang phục truyền thống Nga.

Sa hoàng Peter Đại đế, ngược lại, buộc đất nước phải sống trong một nhịp độ khác, và nhịp độ sống ấy đã thay đổi cả các trang phục vốn vướng víu và nặng nề với các vạt dài lễ mễ, cũng như bộ râu quai nón của đàn ông, dài thiếu chút nữa thì đến thắt lưng. Và nhà vua đã mở cửa cho mốt, nhất là mốt Đức. Trong một sắc lệnh năm 1701 có thống kê tất cả các loại trang phục, từ các bộ lễ phục tới đồ lót, từ mũ mãng tới giày dép, mà nam phụ lão ấu Nga được phép sử dụng trong đời sống. Nước Nga đã thay cả tủ trang phục của mình. Sự kiện này dường như không có ý nghĩa gì nhiều. Người dân ăn mặc khác đi, thế thì đã sao. Tuy nhiên, đó là một cột mốc rất quan trọng. Một mặt, nó thể hiện sự thay đổi toàn diện trong xã hội, mặt khác, nó thúc đẩy các thay đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống Nga.

Trong một áng văn châm biếm của tác giả M.M. Tsherbatov nhan đề “Về sự băng hoại thuần phong mỹ tục ở Nga”, được viết năm 1786 hoặc là 1787, nhưng mãi tới năm 1858 mới được A.I. Gertsen và N.P. Ogarev cho in, có những bằng chứng đáng quan tâm về sự kiện này. Tác giả viết rằng, ngày trước, chỉ có các bộ trang phục trang trọng nhất của chính Sa hoàng là đẹp đẽ và giàu có với “vàng, ngọc và đá quý lấp lánh khắp nơi”. Chính vì thế “chúng ít được sử dụng và bền đến mức khó có thể coi chúng đơn giản là quần áo, mà có thể coi chúng như vỏ bọc ngoài, cái hộp chứa ngọc thể của nhà vua”. Đồ phụ kiện của các bộ trang phục này được làm từ vàng, ngọc và đá qúy đủ các loại. Nhà vua và nữ hoàng có “năm hay là sáu bộ, nếu nhiều nhất là mười bộ, và thế là quá đủ - họ mặc những bộ đó cho tới khi chúng sờn rách”. Tầng lớp quý tộc và những người làm việc nhà nước cũng không thèm biết đến việc thay đổi mốt, “những gì ông họ đã mặc thì cháu họ cũng cứ thế mặc, chẳng cần biết chúng đã lạc hậu đến mức nào”.

Người ta thường cho rằng trong lịch sử trang phục luôn tồn tại cuộc đấu tranh khốc liệt giữa hai nhân tố, hai mục đích sử dụng chính của trang phục - mục đích che phủ thân thể, chống lạnh, và mục đích thẩm mỹ - làm đẹp cho chủ nhân bộ trang phục. Thế nhưng bộ trang phục truyền thống Nga thì hoàn toàn không phụ thuộc vào mốt, bởi nó đã mang trong mình cả hai nhân tố trên. Theo đánh giá không phải chỉ riêng một thế hệ nào, nó rất đẹp, và rất thuận tiện nữa. Và chính vì thế mà nó ổn định. Ổn định đến mức nhận định của tác giả M.M. Tsherbatov là rất chính xác và có cơ sở vững chắc.

Cải cách của Peter Đại Đế về trang phục truyền thống Nga Portrait-Of-Empress-Elizabeth-Petrovna
Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna trong các bộ trang phục Âu hóa cầu kỳ

Thế rồi thời kỳ trị vì của vua Peter Đại đế bắt đầu. Sa hoàng bắt đàn ông cạo bỏ bộ râu quai nón truyền thống, bỏ các bộ trang phục kiểu Nga cũ xì, vạt dài lễ mễ bằng áo khoác ngắn theo kiểu Đức, còn phụ nữ cũng thay những áo bông chần và áo khoác nặng nề bằng các thứ trang phục hiện đại kiểu châu Âu, chải tóc theo kiểu mới, kiểu fontanzh. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do con người trong thời kỳ đó bắt đầu sống theo một phong cách sống hoàn toàn khác, giao tiếp cũng khác đi, và phụ nữ bắt đầu rời nhà để tham gia vào các hoạt động xã hội, vào các cuộc họp, nên họ buộc phải có các trang phục đúng mốt. Cho đến ngày nay, thành thực mà nói, không phải bất kỳ người Nga nào cũng có thể hình dung đúng và mô tả đúng chiếc áo bông chần vạt dài, với hai tay áo mở một phía trong bộ trang phục Nga cổ.
Nhưng đối với phụ nữ Nga thời Peter Đại đế thì kiểu tóc fontanzh, như cách gọi của M.M. Tsherbatov, cũng cần phải giải thích. Mốt luôn có cách dùng từ riêng, và để hiểu nó ta cần phải có phiên dịch hoặc từ điển (nhìn chung bây giờ thì vẫn thế). Đánh giá một cách khách quan, bộ trang phục kiểu Đức quả là rất thuận tiện cho mọi hoạt động của con người. Và toàn thể mốt thời đó nói chung, cũng được coi là thuận tiện, phù hợp với các hoạt động thực tiễn, phù hợp với thời đại cải cách và xây dựng.

Cải cách của Peter Đại Đế về trang phục truyền thống Nga Fedotov_major
Trang phục người thành thị

Thế nhưng kiểu tóc fantanzh - gọi theo tên nữ công tước Fantanzh, một trong các mỹ nữ được ông vua ánh sáng Ludovic XIV sủng ái, thì khó có thể coi là có tính thực tiễn cao: Đó là kiểu tóc bới cao với các lọn tóc uốn quăn chải rất phức tạp và trang điểm thêm bằng nhiều hoa và ren. Thế nhưng nó lại phù hợp với thời đại, và nó mốt. Phải nhiều năm sau nữa mới đến thời kỳ giải phóng phụ nữ, và các bà nếu có dự họp thì cũng chưa phải là để làm công chuyện, càng không phải để đàm đạo một cách thông minh. Vai trò của phụ nữ vẫn còn rất khiêm tốn - họ trang điểm, làm đẹp thêm cho xã hội của các ông. Và với mục đích trang điểm thì kiểu tóc phức tạp và đẹp mắt của họ trở nên rất thực tiễn, rất phù hợp với mục tiêu và công dụng của nó. M.M. Tsherbatov cũng tỏ ra khá hài hước khi nhận xét theo mốt là phải nghiến răng. Để chải được kiểu tóc fantanzh phải mất 3 ngày, và trong thời gian đó những người phụ nữ thời trang phải ngồi lì trong nhà, và ngồi ngủ để không làm hỏng phần công việc đã làm ngày hôm trước.

Dù sao thì trang phục cũng trở nên ngày càng cầu kỳ và đắt tiền hơn, dù chính Sa hoàng Peter Đại đế không mặc những thứ đắt tiền “ngoài những áo khoác ngắn và quân phục”, những thứ mà “kể cả những người nghèo nhất cũng chê”, theo quan điểm của Tsherbatov, lần này là đánh giá theo thời đại khi ông sống. Thực ra, ông giải thích mục đích của Sa hoàng là thông qua những trang phục đắt tiền và cầu kỳ của các thần dân của mình để khích cầu sản xuất, tăng cường giao thương, khuyến khích sự phát triển của các nhà máy và các ngành sản xuất. Quả thật, ngay từ những bước đầu tiên, mốt đã trở thành xúc tác cho sự phát triển của ngành công nghiệp mà ngày nay ta thường gọi là công nghiệp nhẹ, cho dù nó cũng khiến người ta mê mải chạy theo những thứ bề ngoài hào nhoáng, bởi nó thay đổi nhanh chóng mặt.

Tất cả các nhận định đó đến nay vẫn còn hoàn toàn đúng. Trong thời đại của chúng ta, khi mốt thay đổi còn nhanh hơn nữa, nó vẫn là tác nhân kích cầu, tạo các giá trị hào nhoáng mà chưa chắc chúng có trên thực tế.

Cải cách của Peter Đại Đế về trang phục truyền thống Nga 150px-Valliere

Ta cần chỉ ra một đặc điểm đáng quan tâm: cứ hễ mốt xuất hiện là kéo theo sau nó các hạn chế mang tính giai cấp. Cái gì mà Nữ hoàng có thể mặc thì những người khác không được phép mặc. Một mình Nữ hoàng có thể trang điểm tóc của mình bằng “hai dây kim cương” hai bên, còn những người khác thì chỉ được một bên trái thôi. Các bà quyền quý cũng đành thèm thuồng nhìn chiếc áo lông chồn còn nguyên đuôi, bởi vì một mình Nữ hoàng có quyền mặc nó. Ngay trong thời kỳ ấy người ta đã hiểu được tính “đẳng cấp” của mốt, và những người nắm quyền lực trong tay không cho phép các bộ đồ và trang sức của mình bị nhái hàng loạt. Và điều đó trờ thành một tính chất đáng quan tâm khác nữa của mốt và cách người ta tiếp cận mốt. Các quý bà chuộng mốt trong cung đình bắt đầu đua đòi, đến mức Nữ hoàng Anna phải ra một sắc lệnh cấm dùng vàng bạc để làm đồ phụ kiện trên váy, bà nào còn váy cũ có trang điểm bằng các kim loại quý nói trên thì mặc nốt mà thôi.

Nhưng quá trình phát triển của mốt vẫn tiếp tục, bất chấp các lệnh cấm. Mốt tức là hoang phí - mốt luôn luôn hoang phí từ thời điểm mà nó xuất hiện. Vào thời gian trị vì của Nữ hoàng Elizaveta cái sự đua đòi theo mốt ngày càng nặng nề hơn, và con người được kính trọng nhờ cái hào nhoáng của trang phục. Trang phục trở nên hào nhoáng vượt quá mọi giới hạn, và đôi khi tủ quần áo của người ta chiếm một phần lớn trong số vốn liếng của một tay chơi hay một vị quý tộc, và kể cả người bình thường thì cũng là quá nhiều. “Làm sao mà khác được, - Tsherbatov viết – khi mà chính Sa hoàng cũng chỉ chăm chắm lo đến việc phục sức của bản thân mình, trang điểm cho bản thân mình, và Người cho mình cái quyền mỗi ngày mặc một, thậm chí hai hay ba bộ đồ mới...”. Nhà văn cũng không quên nhắc đến Nữ hoàng Elizaveta: “Tôi cũng xấu hổ không dám nói con số cụ thể, nhưng khi bà mất tủ áo của bà còn lại vài chục ngàn bộ trang phục khác nhau. Nhà văn “xấu hổ không dám nói con số cụ thể”, nhưng chúng ta thì được biết số lượng trang phục trong kho áo của Nữ hoàng chính xác chỉ có... 8 ngàn bộ mà thôi. Tính chất của mốt là như thế, và nó vẫn luôn như thế cho đến ngày nay, trên 300 năm đã trôi qua kể từ khi Sa hoàng Peter Đại đế thực hiện cuộc cách mạng trong cái mặc của người Nga.
Về Đầu Trang Go down
https://minrussiya.forumvi.net
 
Cải cách của Peter Đại Đế về trang phục truyền thống Nga
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trang phục Nga sau cải cách của Peter Đại Đế.
» Các kiểu dáng trang phục chính
» Truyền thông Nga
» Nghĩa trang Piskariovskoye
» Thông số của TU-160

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cộng hòa Minrussiya - Минрусская Рипäплиск :: Nước Nga :: Văn hóa Nga :: Trang phục Nga-
Chuyển đến